1. Đặc điểm
- Cây tắc kè đá có tên khoa học là: Drynaria fortunei J.Sm, họ Dương xỉ. Còn gọi là cây Hầu khương, Hồ tôn khương, Thân khương, cây Tổ phượng, cây Tổ rồng, Cốt Toái Bổ, Tổ diều. Là loại Dương Xỉ mọc bò, có thân rễ dẹp, mọng nước, phủ lông dạng vẩy màu nâu sét. Lá có 2 loại: lá hứng mùn, xoan, gốc hình tim, mép có răng nhọn, dài 3-5cm, không cuống, phủ kín thân rễ; lá thường sinh sản, có cuống ngắn 4-7cm, phiến dài 10-30cm, xẻ thùy sâu, thành 7-13 cặp thùy lông chim, dày, dai, không lông. Các túi bào tử xếp hai hàng giữa gân phụ mặt dưới lá; bào tử vàng nhạt, hình trái xoan.
- Cây tắc kè có mặt trên trái đất từ cả tỷ năm trước, chúng là họ dương xỉ. Tuy nhiên, chúng sinh trưởng giống với sâm tiết trúc. Một củ cây tắc kè có thể có tuổi ngàn năm, dài đến cả trăm mét, nặng vài chục kg. Củ nằm chồng đống lên nhau, hoặc bò ngoằn ngoèo trên vách đá. Chúng là loài bất tử, bởi không bao giờ chết, củ không có lá cũng không thối mà vĩnh viễn như vậy
- Cây tắc kè là thảo dược đặc biệt quý, có tên trong sách đỏ Việt Nam từ 20 năm trước. Đây là loài thảo dược kỳ quái, trông như con thằn lằn bám trên đá, nên được người vùng cao gọi là Thằn lằn đá.
2. Công dụng :
- Thuốc bổ thận, trị đau xương, đau lưng, mỏi gối, chữa dập xương, ỉa chảy kéo dài, chảy máu răng, chữa bệnh đi tiểu tiện liên tục, mát gan, nóng trong người,...
- Có tác dụng tăng cường sự hấp thu Canxi của xương, nâng cao lượng Phốt Pho và Canxi trong máu giúp cho chóng liền xương. Thuốc có tác dụng giảm đau và an thần.
- Có tác dụng rõ phòng ngừa Lipit huyết cao, làm giảm Lipit máu cao và phòng ngừa được chứng xơ mỡ mạch.
3. Cách dùng:
- Rửa sạch, cạo sạch lông, củ tươi thì ngâm rượu uống, thái mỏng phơi khô dùng để ngâm rượu hoặc sắc nước uống
- Rửa sạch, bỏ rễ, thái lát mỏng và hầm với xương, chân giò, gà, chim công… để ăn hàng ngày. Chỉ cần cho 1 lạng thằn lằn đá, nồi nước hầm sẽ ngọt lịm. Nếu không ăn được những món thịt, thì thái lát và nấu canh, ninh nhừ. Hoặc dùng ngâm rượu . Sắc nước uống rất tốt cho sức khỏe.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét